Nhiệt huyết, trí tuệ, tự tin - Những phẩm chất cần có của cán bộ giáo viên, nhân viên, người lao động - Nền tảng vững chắc tạo niềm tin và uy tín cho Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa phát triển
Đăng lúc: 21/02/2017 (GMT+7)
Văn hoá công sở cũng giống như bất cứ loại hình văn hoá nào khác, là tổng hợp những hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với những người xung quanh. Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, ngoài việc sáng tạo để tìm ra những phương pháp làm việc đạt hiệu quả cao hơn thì văn hóa công sở giữ vai trò rất quan trọng. Những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự nơi công sở là một nét đẹp cần xây dựng và giữ gìn.
Với mong muốn góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa công sở, góp phần khẳng định vị thế và uy tín của Trung tâm, tôi rất vinh dự thay mặt cho Phòng BDNCTĐ xin trình bày tham luận với nội dung: “Nhiệt huyết, trí tuệ, tự tin – những phẩm chất cần có của CBGV, nhân viên, người lao động – nền tảng vững chắc tạo niềm tin và uy tín cho TTGDTX tỉnh Thanh Hóa”.
Đ/c Đào Phan Thắng - Giám đốc Trung tâm khai mạc Hội thảo
Như chúng ta đã biết, nhiệt huyết, trí tuệ, tự tin là những phẩm chất cần có của bất cứ con người nào muốn đạt tới thành công trong xã hội hiên đại. Những phẩm chất này lại càng cần thiết hơn bao giờ hết đối với mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động đang trực tiếp giảng dạy và làm việc tại Trung tâm GDTX tỉnh. Nhiệt huyết, trí tuệ, tự tin đồng thời là những yếu tố cơ bản, nền tảng tạo nên văn hóa của một tổ chức giáo dục nói chung và của TTGDTX tỉnh nói riêng.
Nhiệt huyết là lòng sốt sắng, hăng hái đối với công việc, sự nghiệp
Sự thành công của một con người cần có nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là nhiệt huyết. Không có đủ nhiệt huyết thì dù có năng lực đến đâu cũng không thể phát huy năng lực đó một cách đầy đủ. Nhiệt huyết chính là sự hăng hái xuất phát từ nội tâm, sau đó sẽ trở thành hành động cụ thể. Nhiệt huyết là ngọn lửa nóng bỏng, chứa đựng yếu tố tinh thần ẩn sâu trong nội tâm con người.
Người có lòng nhiệt huyết là người yêu thích công việc, luôn làm việc với cả tấm lòng, luôn suy nghĩ, tìm tòi giải pháp, ý tưởng mới để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Họ là những người ham học hỏi, có trách nhiệm và luôn lạc quan. Khi đối mặt với khó khăn, họ là những người cố gắng tìm ra những giải pháp tích cực nhất để giải quyết triệt để vấn đề thay vì trông mong vào sự may rủi hoặc dựa dẫm vào quyết định của lãnh đạo. Mỗi người muốn thành công đều phải có nhiệt tình làm việc say mê. Sức mạnh ý chí và nhiệt tình trong công việc càng nhiều thì cơ hội thành công càng lớn.
Toàn cảnh buổi Hội thảo
Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động của Trung tâm cần có sự nhiệt huyết. Sự nhiệt huyết ấy là tiền đề cho sự năng động và sáng tạo trong công việc cũng như tìm việc làm cho mỗi phòng nói riêng và cơ quan nói chung
Sự nhiệt huyết của người giáo viên thể hiện ở chỗ: người giáo viên đứng trên bục giảng cần có lòng say mê, phải cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi được đứng lớp chứ không phải là thái độ miễn cưỡng, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp; luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để đem lại chất lượng cao nhất khi giảng dạy. Ngoài ra, cần có sự nhiệt tình trong công tác xây dựng đơn vị, chân thành trong giúp đỡ đồng nghiệp.
Điều quan trọng nhất mà mỗi con người phải có là lòng nhiệt tình đối với công việc mình đang làm bởi chính sự nhiệt tình này sẽ giúp ta vượt qua mọi thử thách. Nhiệt tình và say mê công việc chính là dấu hiệu của con người vươn tới sự thành công.
Trí tuệ là hình thức tư duy của loài người khiến người ta hiểu biết những đặc trưng, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản nhất của các sự vật và các hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “người không có tài làm việc gì cũng khó”. Ví dụ, cái “tài” của người thầy ở đây thể hiện tài năng về trí tuệ và tài năng nghiệp vụ sư phạm. Tài năng sẽ giúp cho người dạy nắm vững và nhuần nhuyễn nội dung hệ thống các kiến thức cơ bản của môn học, khả năng phát hiện vấn đề để bổ sung vào nội dung bài giảng; tài năng nghiệp vụ sư phạm thể hiện ở việc áp dụng các phương pháp giảng dạy, khả năng trình bày và khả năng xử lý các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy. Kết hợp được giữa nội dung và phương pháp sẽ làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn và có hiệu quả cao, làm cho người học hứng thú, say mê, tránh nhàm chán, từ đó chủ động, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu trong học tập.
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân
Tự tin là một đức tính của con người, tự tin là tin tưởng vào khả năng của mình, tin vào những kiến thức và kinh nghiệm mà mình đã có. Tự tin là một đức tính không thể thiếu ở mỗi người. Thiếu tự tin con người sẽ chẳng làm được việc gì tốt và cũng không thể tiến tới thành công. Như vậy có thể thấy, tự tin là một đức tính vô cùng cần thiết của con người, chúng ta muốn hoàn thiện và phát triển, muốn đi tới thành công trong cuộc sống thì phải tự tin. Vì thế, tự tin là yếu tố không thể thiếu, nó quyết định sự thành công của một con người.
Kính thưa các đồng chí!
Nhiệt huyết chỉ có ở những con người yêu công việc, những người có lòng tự tin. Sự tự tin chỉ có khi mà con người có trí tuệ, có năng lực để hoàn thành công việc. Như vậy có thể nói, nhiệt huyết, trí tuệ và tự tin là những yếu tố song hành để hướng tới sự thành công của một con người. Nhiệt huyết, trí tuệ, tự tin cũng là những phẩm chất đi tới giá trị đạo đức, nền tảng hội tụ để tạo nên nhân cách một người thầy, một người cán bộ trong cơ sở giáo dục để từ đó làm cho mỗi con người trong tổ chức giáo dục sống khiêm tốn, lễ độ, yêu thương người khác và đặc biệt hơn là sống có trách nhiệm hơn đối với bản thân, đối với đồng nghiệp, đối với cơ quan và đối với xã hội.
Nếu có những yếu tố nhiệt huyết, trí tuệ, tự tin hội tụ trong một con người thì khi gặp một tình huống phát sinh (dù là tình huống bản thân chưa từng trải) thì bản thân họ sẽ có hướng tư duy tích cực, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tập thể một cách hài hòa.
Nếu có những yếu tố nhiệt huyết, trí tuệ, tự tin hội tụ trong một con người thì khi gặp một tình huống phát sinh (dù là tình huống bản thân chưa từng trải) thì bản thân họ sẽ có hướng tư duy tích cực, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tập thể một cách hài hòa.
Nhiệt huyết, trí tuệ và tự tin sẽ tạo nên động lực làm việc, hướng tới tư duy đúng, làm việc đúng và có hiệu quả. Niềm tin và uy tín là kết quả cuối cùng, là hiệu quả trực tiếp khi có được nhiệt huyết, trí tuệ và tự tin
Đ/c: Võ Thị Thu Hiền - Trình bày tham luận tại Hội thảo
Theo tôi, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động của TTGDTX tỉnh muốn hội tụ đủ ba yếu tố nhiệt huyết, trí tuệ, tự tin cần áp dụng các biện pháp sau đây:
Biện pháp thứ nhất: Xác định rõ trách nhiệm của bản thân, có ý thức cao trong việc hoàn thành nhiệm vụ
Biện pháp thứ nhất: Xác định rõ trách nhiệm của bản thân, có ý thức cao trong việc hoàn thành nhiệm vụ
Xác định tư tưởng: tất cả vì công việc chung. Ý thức rõ về điều đó, con người sẽ giảm bớt yếu tố cá nhân trong công việc. Thực hiện được điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang tích cực hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mà việc học tập và làm theo phong cách của Người được Bộ Chính trị quán triệt thông qua tác phẩm “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (Tên tác phẩm này ban đầu là “Kiên quyết quét sách chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”).
Nhiệt tình trong công việc, nuôi dưỡng niềm say mê với công việc, lấy công việc làm niềm vui để phấn đấu, vươn lên. Khi ta yêu thích một công việc nào đó thì chính công việc sẽ mang đến cho ta niềm vui trong cuộc sống. Có trách nhiệm trong công việc là tiền đề của sự sáng tạo, thích ứng và phát triển. Nó cũng là động lực để ta phấn đấu, vươn lên và hy vọng những điều tốt đẹp hơn.
Biện pháp thứ 2: Nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu của công việc
Tự tìm tòi và nghiên cứu tài liệu mới, văn bản chỉ đạo của ngành và của cấp trên để bổ sung vào chuyên môn trong công tác hàng ngày.
Thông qua các chuyến tham quan, thực tế, học tập các đơn vị trong và ngoài tỉnh; trong và ngoài nước để tích lũy kinh nghiệm, bổ sung vào hành trang của mình trong quá trình công tác.
Học hỏi từ những đồng nghiệp đi trước trong công tác chuyên môn, cách giao tiếp ứng xử đối với công việc và trong sinh hoạt hàng ngày…
Tăng cường sự giao lưu giữa các phòng trong cơ quan để hiểu công việc của nhau và có sự cộng tác, phối hợp hiệu quả trong công việc chung.
Đặc biệt, đối với giáo viên tham gia giảng dạy cần tăng cường dự giờ của đồng nghiệp, tích cực trong công tác sinh hoạt chuyên môn; tích lũy thêm tri thức thực tiễn qua các giờ dạy trên lớp. Từ đó mở rộng tầm hiểu biết, tự tin hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Biện pháp thứ 3: Tiếp tục gìn giữ uy tín và “thương hiệu” của Trung tâm trong công tác bồi dưỡng CBQLGD.
Công tác bồi dưỡng CBQL các trường Mầm non, Tiểu học, THCS của TTGDTX tỉnh được kế thừa, củng cố, phát triển những thành quả, kinh nghiệm của 51 năm phát triển và trưởng thành của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL trong tỉnh. Với bề dày kinh nghiệm và thành tích đã có, công tác bồi dưỡng CBQL trong những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn giáo dục Thanh Hóa. Đây là yếu tố thuận lợi cơ bản, là tiền đề, là điều kiện cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBQL cho các trường học của tỉnh nhà.
Hiện nay, Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa với biên chế 44 cán bộ viên chức trong đó (Thạc sỹ: 27; Đại học: 16; Cao đẳng: 01). Đây là điều kiện khá thuận lợi đối với một Trung tâm GDTX cấp tỉnh. Hơn thế nữa, một trong những yếu tố làm nên nét đặc thù của TTGDTX tỉnh Thanh Hóa là thực hiện nhiệm vụ Bồi dưỡng CBQLGD do UBND tỉnh và Sở GD&ĐT Thanh Hóa giao phó. Có thể nói, đây là một trong những nhiệm vụ giúp cho trí tuệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động trong Trung tâm có cơ hội được “tỏa sáng”. Bởi thế, mỗi thành viên trong tập thể sư phạm này phải không ngừng bổ sung kiến thức, đào sâu suy nghĩ, đầu tư nhiều thời gian, công sức cho công tác chuyên môn. Có được điều đó, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động sẽ có được sự tự tin, nhiệt huyết trong công việc càng được tăng thêm.
Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác QL các nhà trường thì đội ngũ làm công tác giảng dạy càng cần phải tìm tòi, sáng tạo, liên tục cập nhật kiến thức để khẳng định mình trước học viên cũng như trước đồng nghiệp, góp phần làm cho TTGDTX tỉnh trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong công tác bồi dưỡng CBQL toàn tỉnh, khẳng định uy tín và thương hiệu của Trung tâm
Biện pháp thứ tư:Tổ chức tốt và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động giao lưu
Trung tâm cần thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể như: khiêu vũ, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, thi đấu thể thao trong và ngoài đơn vị, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi hội thảo về công tác chuyên môn kết hợp với du lịch, dã ngoại, chia khó vùng cao... Những hoạt động này một mặt tạo ra sự đoàn kết, đồng thuận cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động Trung tâm. Mặt khác, nó cũng tạo ra động lực để mọi người cùng nhau làm việc, cùng nhau đóng góp, cống hiến sức lực và trí tuệ cho công việc chung.
Cán bộ giáo viên, nhân viên, người lao động trung tâm hưởng ứng và nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể do trung tâm tổ chức để các phòng, các cá nhân tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, học hỏi kinh nghiệm của nhau, cùng nhau trải nghiệm, chia sẻ, đồng cảm để mối dây đoàn kết trong tập thể được thắt chặt hơn. Đây cũng là cơ hội để nhân viên Trung tâm được rèn luyện thêm về kỹ năng sống, sự tự tin - những yếu tố cần thiết của con người sống trong xã hội hiện đại.
Ngoài ra, các công đoàn viên cũng cần tham gia nhiệt tình các phong trào do ngành, Công đoàn ngành, Công đoàn cơ quan phát động để Công đoàn cơ quan thực sự là một mái ấm, là nơi chia sẻ tâm tư nguyện vọng của các thành viên trong toàn cơ quan.
Có thể nói rằng, nhiệt huyết, trí tuệ, tự tin là những phẩm chất không thể thiếu của người giáo viên, nhân viên, người lao động nói chung bởi nếu không có nhiệt huyết thì không thể phát huy được hết năng lực, sở trường của mình, công việc sẽ dở dang, kết quả sẽ không đạt được như mong muốn; không có trí tuệ thì làm việc gì cũng khó; không có lòng tự tin thì dễ đầu hàng số phận, khó có thể vượt qua mọi khó khăn để vươn tới thành công trong cuộc sống. Nhiệt huyết, trí tuệ, tự tin là những yếu tố cơ bản, nền tảng để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động của Trung tâm sáng tạo không ngừng, trách nhiệm cao hơn đối với công việc, sẵn sàng thích ứng với mọi sự thay đổi, cống hiến nhiều hơn nữa để TTGDTX tỉnh Thanh Hóa phát triển bền vững.
ThS: Võ Thu Hiền – Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa
Các tin khác
- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc - góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa
- Xây dựng mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa giáo viên và học viên góp phần xây dựng văn hoá Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá
- Tuân thủ nguyên tắc phối hợp là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả trong công việc
- Trách nhiệm và sự chia sẻ trách nhiệm - bài học cho cuộc sống từ công việc
- Giải pháp nâng cao vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và người lao động ở Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa
- Nhận thức rõ về nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao - một yêu cầu cần thiết của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động Trung tâm
- Giáo dục Việt Nam trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0
- Nhiệt huyết, trí tuệ, tự tin - Những phẩm chất cần có của cán bộ giáo viên, nhân viên, người lao động - Nền tảng vững chắc tạo niềm tin và uy tín cho Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa phát triển
- Quyết định của Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh về việc công nhận kết quả SKKN năm học 2015-2016
- Bàn về hướng tiếp cận hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông.
Danh mục menu
Liên kết website
Truy cập
Hôm nay:
918
Hôm qua:
1045
Tuần này:
3006
Tháng này:
19072
Tất cả:
4047902